Trần Mạnh Hiếu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trần Mạnh Hiếu

Chia sẻ, cảm nhận.
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Huyền thoại về Đại Cathay

Go down 
Tác giảThông điệp
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:24 am

Đó là một số cái tên như Trần Đại (Đại Cathay), Huỳnh Tỳ, Ngô Văn
Cái, Ba Thế, Minh “Cầu Muối”... Còn về giang hồ người Hoa cát cứ ở khu
vực Chợ Lớn và một số địa bàn ở hướng tây thành phố thì có: Tín Mã Nàm
(con ngựa điên), Lục Chỉ, Sám Sò, Xây Tỷ, Hải Phùng Kin, Xú Hùng...
Trong số đó, Chà Và Hương (tên thật là Ngô Văn Hương, SN 1940) - một đại
ca có số má - hiện là nhân chứng sống phản ánh đầy đủ bản chất của giới
giang hồ trong bối cảnh xã hội thời đó. Hương từng kết nghĩa giang hồ
với Đại Cathay, sống chung với Sơn Đảo, bảo kê cho hàng loạt sòng bạc
của Hải Phùng Kin, Tín Mã Nàm, Năm Thông Lợi, Hai Niệm... Sau giải
phóng, Chà Và Hương đã được tập trung giáo dục, ông trở thành cố vấn võ
thuật cho liên đoàn võ thuật cổ truyền TPHCM. Bước sang tuổi “cổ lai
hy”, được Năm Cam mời tham gia tổ chức của hắn nhưng ông không đồng ý mà
dọn về ở ẩn tại Củ Chi với cuộc sống bình thường của nghề bốc thuốc,
châm cứu.

Kỳ 1: Thời niên thiếu của một giang hồ

Những năm 1970, giới giang hồ Sài Gòn - Chợ Lớn thường tổ chức lôi
đài cho các võ sĩ thi đấu tự do để lấy tiền. Ngoài việc “thâm canh ma
túy” và “mua quan bán tước” ra thì đây là cách kiếm tiền dễ dàng nhất.
Mạnh ai nấy đấu, không cần phải phân biệt hạng cân, độ tuổi, võ phái.
Các đấu thủ muốn so tài với ai thì nhìn mặt chỉ đích danh người đó. Có
thể nói, sự bất lực của bộ máy chính quyền chế độ cũ khiến cho tình hình
xã hội bấy giờ rất phức tạp, bầu không khí ngột ngạt, bạo lực và chết
chóc bao trùm lên cuộc sống người dân. Từ Sài Gòn đến Tây Ninh, từ miền
Đông Nam bộ xuống tận lục tỉnh Nam kỳ nơi nào cũng có lôi đài đấu võ.
Kèm theo đó, võ đường mở ra rất nhiều và thanh niên theo học võ cũng rất
đông, mục đích chủ yếu là đánh nhau kiếm tiền. Trong giới cao thủ đương
thời vẫn truyền nhau câu nói về “cặp chân Sáu Nhỏ, cặp chỏ Chà Và
Hương”. Nếu như lôi đài nào có sự tham gia của hai cao thủ này thì sẽ
thu bộn tiền của dân cá cược.

Chà Và Hương gốc ở Hóc Môn - Sài Gòn nhưng sinh ra tại Bình Đức -
Long Xuyên - An Giang, là con thứ năm trong một gia đình có 8 anh em. Vì
lai gốc Ấn Độ nên mọi người thường gọi là Chà Và Hương. Khi lớn lên
thất lạc mất bốn người anh em, Hương lên Sài Gòn. Học đúng ba năm nhưng
không viết nổi một chữ cái nên hằng ngày, mẹ bán bánh tét, theo sau tập
nghề đánh giày. Nghề đánh giày không đủ nuôi thân bởi mỗi đôi giày được 3
đồng, trong khi giá một đĩa cơm đã 1,5 đồng. Tiền làm ra bị bọn bảo kê
trấn lột hết. Và cũng như các “đại ca” nổi tiếng khác, chính cái nghề
“cắp tráp rửa hia” cũng là bước “nhập môn” cho Hương bước chân vào thế
giới gang hồ, du đãng, sống lang thang ở ga xe lửa Bà Chiểu.

Sau nhiều trận đánh sứt đầu mẻ trán để chiếm lĩnh địa bàn đánh giày,
Hương đã gặp được Sáu Nhỏ (sau này là Trần Văn Trọng ở Đakao). Cả hai,
ngày đánh giày kiếm sống tạm bợ, tối về được ông từ gác miếu ở Đakao cho
cơm ăn và chỗ ngủ tạm ngay trong miếu. Tại đây, gặp được một đối tượng
khác tên Cà Na là một kẻ du côn khu vực Tân Định. Cà Na mồ côi cha mẹ,
tóc quăn, da đen, thân hình nhỏ con nhưng rất lì lợm. Trong một lần có
cuộc đua xe đạp từ Sài Gòn lên Trảng Bàng - Tây Ninh, cả ba mang tráp
dụng cụ chạy bộ theo đoàn đua lên Tây Ninh và ở lại Trảng Bàng mấy đêm
liền. Cũng trong dịp này, ở Trảng Bàng có tổ chức lôi đài đấu võ để dân
chơi cá cược ăn tiền, tuy không ai biết võ vẽ thế nào nhưng đám “nhóc
tỳ” này cũng xin tham gia thi đấu để kiếm tiền. Ngày đó thi đấu võ không
phải tính theo trọng lượng thứ hạng mà chỉ mặt để tìm đối thủ, muốn
đánh nhau thì lên võ đài, dễ kiếm tiền như lấy đồ trong túi. Do không
xuất thân từ lò võ nào nên nhóm của Hương, Sáu Nhỏ, Cà Na thi đấu chỉ
tính từ hòa đến thắng, không bao giờ bị xử thua. Thắng thì được thưởng
400 đồng, còn thua cũng nhận được 300 đồng. Cà Na do lì đòn nên đã thắng
được võ sĩ Ba Tăng (tức Văn Tâm, học trò của võ sư Văn Hai ở Thị Nghè).
Chà Và Hương đấu với võ sĩ Cao Thành Hai, đệ tử của võ sư Cao Thành
Sang và hậu quả bị đánh nhừ tử. Còn Sáu Nhỏ thì khỏi nói, bầm dập toàn
thân, đứng không vững.

Trong trận lôi đài đó có nhiều cao thủ Sài thành tham dự. Sau khi
trận đấu kết thúc, Cà Na té khỏi sới thì một người đàn ông xuất hiện
hỏi: “Con là học trò của ai?”. Không ngần ngại, Cà Na trả lời là “học
trò của Huỳnh Tiền”. Người đàn ông kia giật mình bởi ông ta chính là võ
sư Huỳnh Tiền và trong đám đệ tử của mình không có đứa trẻ này. Rồi sau
đó, cũng nhờ sự láu cá, Cà Na cũng được võ đường Huỳnh Tiền nhận làm đệ
tử với tên gọi Huỳnh Sơn. Còn Hương và Sáu Nhỏ do bị đòn quá nặng nên
được trung tá Hoàng - quận trưởng Trảng Bàng cho 300 ngàn, nhà thuốc Võ
Văn Vân cho 2 chai thuốc bổ trị giá khoảng 300 ngàn.

Huyền thoại về Đại Cathay 1305516522-vo_su
Chà Và Hương (bìa phải) làm cố vấn cho liên đoàn võ thuật cổ truyền TPHCM

Sau trận thượng đài đầu tiên ở đất Trảng Bàng, Chà Và Hương được một
người tên Tú (biệt danh Moustadia) đưa về giữ chuồng bò sữa tại Bà Quẹo.
Tú cũng là người học võ, tuyệt kỹ của anh ta là những cú đá mạnh có thể
làm chết con bò. Hương vừa trông bò vừa học võ, thời gian sau đưa thêm
Sáu Nhỏ đến đây học võ. Sau một thời gian, Hương được cha mẹ đưa về học
chữ tại khu vực hẻm chùa Long Vân - Bà Chiểu (nay là P24, Q.Bình Thạnh).
Học chữ mãi không được nhưng bản chất giang hồ đã hình thành và bắt đầu
ăn vào máu. Hương thấy võ thì mê và nghĩ rằng không có nghề gì dễ kiếm
tiền bằng... đấm đá nên đã xin gia nhập võ quán của võ sư Lê Quảng Đại
lấy tên là Lê Phi Hoàng.

Năm 1959, nhân hội thi võ Thị Nghè, Chà Và Hương được đăng ký thượng
đài với võ sư Óp Bi Đơ (võ sĩ người Campuchia). Trong trận đấu đó, khi
hiệp đấu thứ hai kết thúc, Hương bị quần tơi tả, nhưng được bản chất lì
lợm nên khụy xuống lại cố đứng dậy để không bị thua. Lúc này dưới khán
đài, vợ của võ sư Lê Quảng Đại thấy vậy nóng ruột liền thét lên: “Mày
đánh thế nào tao không biết, nhưng mày không thực hiện được cú đá của
Moustadia thì đừng về nhà nữa”. Sức không có, chịu đòn không nổi, huống
gì dùng lực đá phản công đối phương, tuy nhiên trong lúc tưởng như cầm
chắc phần thua, Chà Và Hương đã sử dụng cặp cùi chỏ vô cùng nguy hiểm
của mình để hóa giải đòn của đối thủ và cuối cùng hạ được võ sĩ Óp Bi Đơ
với một cú nốc ao quyết định bằng cặp cùi chỏ trời giáng vào đầu.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:25 am

Kỳ 2: Tung hoành ngang dọc

Sau khi giành thắng lợi trước đối thủ Óp Bi Đơ, trên đường về nhà thì
Chà Và Hương được một người bạn cảnh báo: sư mẫu (vợ của võ sư Lê Quảng
Đại) đang cầm chổi chờ trước cửa nếu mày về bà ấy sẽ đánh chết không
cho vào đâu. Nghe thế, Hương một phần vừa bị đòn, mặt khác vì tự ái nên
quyết định bỏ võ đường của võ sư Lê Quảng Đại, bỏ luôn họ Lê chỉ còn lại
tên Phi Hoàng. Cũng từ trận đấu với Óp Bi Đơ, với cặp cùi chỏ thiên bẩm
của mình, Hương được một người Pháp gốc Việt tên Kít Đăm Xây nhận về
dạy quyền Thái. Kít Đăm Xây từng sống và thượng đài tại Pháp, sau này
lưu lạc ở Thái trước khi về Việt Nam.

Qua một thời gian theo học võ, trong dịp Lâm Tấn Phát tổ chức hội chợ
Quang Trung tại Hóc Môn, Chà Và Hương đăng ký tham gia và được xếp lịch
đấu với Lê Hoàng Thọ (là đồng môn một thời trong lò võ Lê Quảng Đại) và
được xử hòa. Nhưng bắt đầu từ đây Hương theo luôn ban tổ chức võ đài
lưu động Lê Ngọc Sánh, ăn cơm võ đài, rong ruổi khắp nơi, kiếm tiền tiêu
từ võ đài và tiếng tăm bắt đầu nổi cùng những trận đấu với bậc võ sư
tiếng tăm của lục tỉnh miền Tây Nam bộ.

Từng so găng với võ sĩ Thành Đô ở Tân Hiệp Rạch Giá, khi trận đấu mới
chỉ được hơn một phút thì Hương buộc đối thủ phải lột găng xin thua
khiến tiếng tăm nổi như cồn. Đến đất Long Xuyên thì gặp Cao Thành Hai
(người từng đánh Hương một trận nhừ tử ở Trảng Bàng mấy năm trước),
nhưng lần này võ sĩ Thành Hai không chấp nhận thách đấu. Tại Mỹ Tho đụng
với võ đường Hồng Nga, đến Bến Tre đụng với võ sĩ Nguyễn Hữu Tiết
(người Long Xuyên) và võ sĩ Nguyễn Thành Tý. Đến Rạch Giá - Kiên Giang,
Hương thượng đài với Danh Ngâu, người gốc Campuchia - mệnh danh “con
hùm xám miền Tây” và giành được những thắng lợi giòn giã. Sau đó về Trà
Ôn đêm đầu tiên Hương đấu với võ sĩ Nguyễn Khiêm và đêm sau là võ sư
Nguyễn Khâm. Đây là lần đầu tiên đấu với võ sư nên Chà Và Hương được sư
phụ Kít Đăm Xây gọi vào phòng riêng đưa một loại thuốc gọi là Trô - bin.
Kít Đăm Xây đã nói rằng đây là loại thuốc quý mà ông ta từng sử dụng
nhiều lần ở Pháp công dụng thì khỏi phải nói, “đến con ngựa đua khi được
chích thuốc vào chạy đứt ruột còn không biết huống gì con người chỉ mấy
phút thượng đài”. Ông ta dặn Hương rằng: “Việc này chỉ có hai người
biết nếu có người thứ ba hay chuyện thì chỉ có mày nói ra mà thôi và lúc
đó hậu quả không ai có thể gánh nổi”.

Quả thật loại thuốc này có công dụng thần kỳ, đối thủ nhìn thấy máu
thì sợ, còn Hương trong ảo giác khi nhìn thấy máu thì rất hưng phấn. Cho
đến sau này Hương mới biết không chỉ mình anh ta được Kít Đăm Xây cho
dùng loại thuốc đó mà cả Sáu Nhỏ khi về học võ cũng được ông ta cho dùng
với cách tương tự. Do không từ bỏ được thuốc nên Sáu Nhỏ đã sa vào
nghiện ngập, sau giải phóng ông ta đã chết ngồi trong một chung cư cũ
nát tại Q4 khi đang hành nghề xích lô.

Huyền thoại về Đại Cathay 1305594413-sai_gon_xua
Sài Gòn những năm trước 1975

Sau lần giành thắng lợi trước võ sư Nguyễn Khâm, vì không được giới
võ thuật tại địa phương đồng tình nên nhiều nhóm người đã tìm cách trả
thù, Hương đã được quận trưởng quận Trà Ôn cho người dùng bobo chở về
bắc Cần Thơ để lánh nạn. Chính võ sư Nguyễn Văn Thọ, người từng vô địch
21 tỉnh miền Tây lúc bấy giờ nhận định: “Chà Và Hương tuy gầy gòm nhưng
ai cũng sợ, nhất là cặp cùi chỏ của nó”. Tiếp đến là việc lấn địa bàn ra
vùng miền Đông, hai thầy trò Kít Đăm Xây và Chà Và Hương đánh nhau với
võ sĩ Văn Hai thường gọi là Hai Néo (lính không quân); đụng độ với võ sư
Xuân Bình - chủ lò võ Xuân Bình ở rạp hát Biên Hùng (Biên Hòa). Đến Nha
Trang thượng đài và giành thắng lợi trước lò võ Thành Đô - Nha Trang,
đến Phan Rang đánh với Nguyễn Ninh, đến Buôn Mê Thuột thì đánh với võ sư
Châu Long trận thượng đài cuối cùng tại đất võ Quy Nhơn là một sự kiện
đáng nhớ khi Chà Và Hương đã bước sang tuổi 31. Đây là trận thách đấu
với võ sư Hà Trọng Sơn tại sân vận động Nguyễn Huệ TP. Quy Nhơn. Võ sư
Sơn đã nhận lời nhưng lại không đấu trực tiếp mà cho con trai là Hà
Trọng Khôi thượng đài. Khôi là lính trinh sát thuộc sư đoàn 22 lính cộng
hòa. Trước trận đấu, Hương tuyên bố dù thua hay thắng thì đây cũng là
lần cuối cùng đấu võ đài.

Sự kiện võ thuật này thu hút sự quan tâm của người dân đất võ khi cả
sân vận động kín mít không còn một chỗ đứng. Trên khán đài còn có sự
chứng kiến của thị trưởng thành phố Quy Nhơn. Trận đấu chỉ diễn ra được
hơn một phút thì võ sĩ Hà Trọng Khôi không thể chịu nổi và liên tục bị
dính đòn. Biết không thể cầm cự trước sự tấn công dồn dập của “cặp cùi
chỏ” vang danh Nam bộ, võ sư Sơn đã vứt khăn xin thua trận cho võ sĩ
Khôi nhưng Khôi không đồng ý và nhặt khăn bỏ xuống võ đài. Thị trưởng
thành phố Quy Nhơn yêu cầu bác sĩ Ngyễn Văn Tâm kiểm tra và ra hiệu cho
trọng tài ngừng trận đấu vì Khôi bị thương quá nặng. Ngay lập tức lính
sư đoàn 22 đã tràn lên bao vây võ đài, chúng yêu cầu xét găng tay của
Hương. Dù không thấy gì bất thường nhưng đám đông này vẫn kích động hè
nhau lao vào vây đánh túi bụi. Hương được đám quân cảnh giải vây chở
bằng máy bay đưa về bệnh viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang để chữa trị. Trong
chuyến bay đó Hương đã gặp cô gái 16 tuổi tên Tôn Nữ Thị Yên. Chưa hết
bệnh, Hương trốn bệnh viện quay lại tìm người yêu và một lần nữa bị nhóm
người của sư đoàn 22 vây chém. Sau lần đó Hương đã đem lòng yêu thương
kết hôn với Yên. Sau giải phóng, đôi vợ chồng này bị thất lạc suốt 30
năm trời. Họ vừa gặp lại nhau cuối năm 2005 khi bà Yên từ Mỹ quay về
tìm chồng.

Như vậy trong hơn 10 năm thượng đài với hàng trăm trận đấu, Chà Và
Hương chỉ bị thua duy nhất một lần trước võ sư Nguyễn Lâm tại sân Tinh
võ Q5 - Sài Gòn nhưng sau đó lại thắng võ sư này ở sân chùa Bà - Phan
Thiết. Sau khi giải nghệ đánh đấm, Chà Và Hương bắt đầu về mở lớp dạy võ
tại Cầu Sơn (nay ở QL13 P24, Q.Bình Thạnh) và truyền thụ võ nghệ cho
một loạt những tên tuổi nổi tiếng sau này. Bắt đầu từ đây, Hương dấn
thân vào con đường giang hồ bảo kê, đâm chém.

(Còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:26 am

Kỳ 3: Câu chuyện về Đại Cathay

Trong số các đệ tử máu mặt của Chà Và Hương (tự Phi Hoàng) có Phi
Long (Tạ Văn Hường), Phi Hổ (Lê Văn Hậu), Phi Hải (Lê Văn Phước), Phi
Hùng (Lâm Văn Phi) và nữ võ sĩ Cẩm Huê, Cẩm Hồng... được giới giang hồ
gọi “ngũ hổ tướng” đánh đấm quậy phá khắp nơi.

Thời điểm bấy giờ, giang hồ đất Sài Gòn có bốn cao thủ “tứ đại thiên
vương” gồm Đại - Tỳ - Cái - Thế (Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba
Thế). Trong đó, Đại Cathay được xếp đầu bảng và mệnh danh và “vua của
các đại ca giới giang hồ”. Bên cạnh đó, các tổ chức băng nhóm giang hồ
người Hoa hoạt động tại khu vực Chợ Lớn có băng “Hắc đạo” do Tín Mã Nàm
(con ngựa điên) cầm đầu. Dưới tay của Mã Nàm có những cao thủ như Lục
Chỉ, Sám Sò, bên cạnh đó còn có một tay giang hồ khét tiếng trong giới
cờ bạc Hoa kiều đó là Hải Phùng Kin. Xét về tổng quan, tập đoàn tội phạm
của Trần Đại (Đại Cathay) là có uy thế nhất.

Năm 1959, trong lần tổng động viên thu gom các đối tượng giang hồ của
chính quyền chế độ cũ với mục đích “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức,
thượng tôn pháp luật”, Chà Và Hương đã gặp Trần Đại trong “trại tế bần”
ở cầu Chữ Y, Q8. Gọi là trại tế bần nhưng thực chất là điểm tập trung
nuôi cơm báo cô đối với những thành phần “du thủ du thực, cô hồn cát
đảng” đang thịnh hành trong xã hội rối ren, mục ruỗng lúc bấy giờ. Lúc
đó Đại chưa nổi tiếng như sau này, hắn nhỏ con, ít nói, nhìn có vẻ hiền
lành nhưng thực ra rất lì lợm và liều mạng đến mức ghê sợ. Nếu giải
quyết mâu thuẫn mà đối phương mang dao ra hù dọa thì Đại nhất quyết chưa
thấy máu sẽ không bao giờ về. Trong trại tế bần ngày đó hình thành hai
phe nhóm, đó là nhóm du côn người Hoa và du côn người Việt. Những trận
đụng độ nảy lửa của hai phe khiến đội quản lý không thể khống chế được.
Bọn chóp bu cai trại nghĩ ra mọi cách để hợp lý hóa những trận đánh nhau
loạn xạ trong trung tâm giáo dưỡng này. Và phương pháp cho một chọi một
là tối ưu hơn cả vì không gây ồn ào, náo loạn toàn khu vực. Vì Đại nhỏ
con lại lì lợm nên đám tiểu yêu người Hoa rất ghét, cứ đến lượt Đại lên
đấu thì chúng đưa ra những tên đầu lớn tay to để mục đích dần cho Đại
những trận ra hồn, dằn mặt được Đại là sẽ khống chế được đám du đãng
người Việt. Và cứ mỗi lần Đại bị đánh lăn kềnh ra đất, Chà Và Hương lại
nhảy lên sới đài để cứu giúp. Sau nhiều lần như thế Hương và Đại đã kết
nghĩa giang hồ, sau này cùng ngụ tại đường hẻm ve chai sau rạp hát
Cathay.

Theo lời Chà Và Hương, nếu còn sống bây giờ chắc Đại cũng khoảng hơn
70 tuổi, quê gốc ở miền Trung, nói giọng lơ lớ vùng Nghĩa Bình (Quảng
Ngãi - Bình Định), cha tên là Lê Văn Cự chết sớm, mẹ lấy chồng ở Q4,
dượng ghẻ là kẻ thô lỗ lại nghiện hút nên từ nhỏ Đại sống với bà nội và
chứng kiến không biết bao nhiêu mặt đen tối của cuộc đời. Hương về sống
với Đại ngày đi đánh lộn, đêm ngủ lề đường và được một chủ quán cơm tên
Ba Chó cho ăn hằng ngày. Có thể nói rằng, trước năm 1970, Đại Cathay là
kẻ duy nhất có thể đứng ra thống lĩnh giới giang hồ du đãng. Không những
tập trung các tay anh chị đầu trâu mặt ngựa mà Đại còn thu phục về dưới
trướng mình rất nhiều các đối tượng có học hành, nghệ sĩ... để “xã hội
hóa” tập đoàn tội phạm của mình. Trong đó phải nói đến những kẻ con nhà
giàu học ở trường Tây như: Hùng “đầu bò”, Hoàng sayonara (người móc
classic bản này rất hay).

Giới giang hồ thời điểm này, do du nhập lối sống phương Tây nên rất
mê nhảy đầm, cặp bồ với các văn nghệ sĩ, tài tử... Không những đại ca
giang hồ mà giới tướng lĩnh của chế độ cũ cũng chạy theo trào lưu thời
thượng này. Một trong những người mê nhảy đầm là tướng râu kẽm Nguyễn
Cao Kỳ. Trong một lần gặp nhau trên sàn nhảy, Đại Cathay thể hiện sự
ngông nghênh của mình nên bị Nguyễn Cao Kỳ (lúc đó còn mang hàm trung tá
không quân) nhắc nhở. Không ngờ sự thể hiện uy quyền này đã bị thoi một
quả đấm trời giáng vào bụng. Giữa tiếng nhạc và từng động tác uốn éo
của các vũ nữ, bạn bè đồng liêu, Kỳ “râu kẽm” tái mặt tức tối nhưng
không nói câu nào. Dồn nén nhiều hiềm khích với các tướng lĩnh ngụy
quyền khác, diễn biến sau này của Đại Cathay không thoát khỏi bản án tử
được tuyên ngày hôm đó.

Thời gian sau khi giải nghệ võ đài, Hương bắt đầu tập hợp đàn em tham
gia giới giang hồ bảo kê kiếm tiền. “Ngũ hổ tướng” cùng với hàng trăm
đệ tử bảo kê hầu hết các quán bar nằm nhan nhản trên đường Tự Do và Hai
Bà Trưng như Karina Bar, Fuji Bar, Ok Bar, Thanh Thanh Restaurant (của
gia đình Tướng Mai Hữu Xuân), Jackaline Bar... Còn Đại Cathay thì bảo kê
các sòng bài của Hải Phong Kin, Da Heo, Đại Thế Giới...

Nói tóm lại, ngoài nhóm Hắc Đạo của Tín Mã Nàm còn một số sòng bạc
tại khu vực Q5, Chợ Lớn thì hầu như toàn bộ lãnh địa hái ra tiền đều đã
rơi vào tay của Đại Cathay. Sự uy quyền của Đại trong thời điểm này là
không đối thủ. Tại nhà hàng Đại Nam và Melody tại Chợ Lớn có ba “đại
gia” được dành 18 cái ghế sắp thành ba hàng. Hàng ngày nếu những người
này không đến thì phải để ghế trống không ai được ngồi. Hàng sáu cái ghế
thứ nhất là của cậu Ba Huy (Công tử Bạc Liêu); hàng sáu cái ghế thứ hai
là của Đại Cathay và hàng sáu cái ghế thứ ba là của trung tá Lê Hằng
Minh - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Trâu Điên khét tiếng. Khi Đại và đàn
em đến bất cứ quán bar, sàn nhảy nào đều được giảm giá hoặc không tính
tiền, có nhiều ông bà chủ còn coi sự hiện diện của Đại là niềm vinh dự
cho cơ sở kinh doanh của mình. Có nhiều ông chủ kinh doanh giàu có cũng
đã âm thầm tài trợ hàng tháng cho đám côn đồ du đãng này để được hậu
thuẫn trong nhiều phi vụ làm ăn.

Còn về Chà Và Hương, khi thấy mảnh đất màu mỡ nội thành đã dần bị
thôn tính, Hương đã tiến về phía đông mà trọng điểm là địa bàn Biên Hòa.
Tại đây, Hương đã sớm gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đại ca Út Lai
(vua giang hồ vùng Biên Hòa - Long Khánh). Nhiều trận chiến kinh hoàng
nổ ra và cuối cùng, được sự dàn xếp của nhiều trùm băng nhóm khác,
Hương và Út Lai đã hòa giải và Lai chấp nhận phân chia thị phần bảo kê
các tụ điểm vui chơi tại Biên Hòa cho Hương. Thời điểm đó một số lính Mỹ
khi đổ bộ đồn trú tại đây cũng bắt đầu xưng hùng xưng bá. Các trận thư
hùng của giang hồ người Việt với “giang hồ mũi lõ” xảy ra thường xuyên.

Trong một trận đâm chém tại dốc Sỏi - Biên Hòa, hai trong số bốn tên
lính Mỹ đã bị giang hồ chém chết. Người Mỹ phản ứng dữ dội, buộc ban chỉ
huy vùng ba chiến thuật của ngụy quân phải ráo riết tiến hành tìm cho
ra thủ phạm để khỏi ảnh hưởng mối quan hệ “bang giao”. Tướng Đỗ Cao Trí
chỉ huy vùng ba chiến thuật lúc bấy giờ đã triệu tập các trùm băng nhóm
trên địa bàn phát lệnh: nếu không tìm ra thủ phạm thì tất cả quán bar
sẽ bị dẹp hết. Qua gần ba tháng trời tìm kiếm vẫn không bắt được hung
thủ nên quân đội ngụy đã dẹp phần lớn các quán bar liên quan đến những
cơ sở kinh tài của các băng nhóm giang hồ. Chà Và Hương dẫn quân quay về
Sài Gòn nhưng lúc này, đám lính nhái của hải quân khu vực Bạch Đằng gồm
Trâu Nhị, Trọng Tấn, Minh Móm, Bình Nhái hầu như làm chủ lãnh địa cũ
của Hương.

(Còn nữa)
Về Đầu Trang Go down
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:26 am

Những năm tháng niên thiếu cho đến khi xưng hùng xưng bá trong giới giang hồ,
Trần Đại (Đại Cathay) luôn tỏ ra là một người nghĩa hiệp. Hắn không hề
biết chữ, nhưng sự láu cá trong cuộc đời đã dạy cho hắn cách đối nhân xử
thế. Tuy lãnh địa nhiều, màu mỡ nhưng Đại không thể nào quản lý hết vì
không biết chữ. Dưới trướng Đại có hai nhân vật “Ba Chó - là người
thường xuyên cho Đại và Chà Và Hương ăn cơm thời niên thiếu nên được Đại
rất tin cẩn giao viết giấy thu tiền của các sòng bạc do người Việt làm
chủ.

Đối với việc thu tiền tại các khu Hoa kiều thì do Tài “ngạnh” rất
giỏi tiếng Hoa viết. Chữ ký của Đại cũng là một giai thoại truyền nhau
trong giới giang hồ lúc này. Chính Chà Và Hương và Đức “rê mông” đã dạy
cho Đại cách ký tên. Theo ông Hương kể lại, Đại khá thông minh, chỉ cần
nói một lần là hiểu. Trong một lần đi Đà Lạt, Hương đã hướng dẫn chữ “Đ”
giống như chiếc cung của người thượng quay ngược lại. “Chữ “A” giống
như hình biển báo giao thông và gạch ngang giữa. Còn chữ “I” là một
thanh sắt cắm từ trên xuống đất rồi đóng một cái đinh vào phía dưới. Đó
là tên của mày”.

Chỉ nói một lần, Đại hiểu ngay và từ đó mỗi lần thu tiền bảo kê, Đại
chỉ cần ký vào tờ giấy viết sẵn và đệ tử chỉ việc cầm đến lấy tiền. Có
một lần nhóm đệ tử thân tín gồm Năm Công, Hiếu “mặt mâm”... qua mặt giả
chữ ký của Đại thu tiền tại một sòng bài. Tuy nhiên, chữ ký giả này đã
bị phát hiện và Năm Công, Hiếu “mặt mâm” bỏ trốn luôn không dám ra mặt.
Chỉ sau khi Đại bị tổng động viên và mất tích tại Côn Đảo, thì chúng mới
dám xuất hiện. Đại rất phóng khoáng, do vậy mỗi lần hắn ngồi đánh bạc ở
đâu là nơi đó đám du đãng, nghiện ngập tập trung vất vưởng bên ngoài để
chờ được bố thí. Có những đối tượng quê tận An Giang sau khi mãn hạn tù
cũng đến rạp Cathay để tìm Đại xin tiền mua vé xe về quê. Dường như
muốn tỏ ra là một trùm giang hồ hiệp nghĩa có người đã được hắn cho tiền
mua luôn chiếc xe máy để làm phương tiện đi về. Mỗi lần sắp xâm lấn
lãnh địa nào, Đại luôn tìm đến làm trước công tác “chính trị, nhân đạo”
để thu phục nhân tâm trước khi vào bảo kê cai trị. Có kẻ gặp may đã được
hắn cho tiền mở cả sạp hàng.

Huyền thoại về Đại Cathay 1305771762-tt_sai_gon
Trung tâm TP. Sài Gòn, nơi các băng nhóm giang hồ bành trướng

Những năm trước 1970, dân đại gia Sài thành thường tổ chức những khu
vui chơi rất hoành tráng. Một trong những điển hình trong cách ăn chơi
đó là “Hầu Cung” tại Chợ Lớn do người Hoa đứng ra tổ chức. Chỗ này chỉ
dành riêng cho các tướng lĩnh và những người cực giàu, còn đối với dân
giang hồ thì chỉ có Đại mới có tiền và “uy” để đến được nơi này. Hay nói
đúng hơn, Đại giống như một con ngáo ộp mà ai cũng phải nể sợ. Khi xe
của Đại xuất hiện sẽ có người mở cửa ngay tức thì. Hương cũng đã nhiều
lần đi cùng Đại vào tiêu khiển ở đây.

Vào đây thượng khách sẽ được phục vụ theo kiểu “nhất dạ đế vương”.
Khi đại gia có yêu cầu thì muốn hóa thân vào bối cảnh của hoàng đế đời
nào cũng được, nhất là mỹ nữ. Đại sống cũng rất khác người, chuyên mặc
quần áo Jeans, cổ đeo dây chuyền to tướng, mái tóc bồng bềnh và đặc biệt
không bao giờ đi giày tây kể cả trong lúc nhảy đầm. Hắn nghĩa hiệp
nhưng cũng rất ngang tàng không sợ bất kỳ ai. Chính sự nổi tiếng đó đã
giết Đại. Việc bắt Đại trong đợt tổng động viên du đãng ra Phú Quốc năm
1966 để kết liễu cuộc đời hắn cũng có bàn tay đen của các tướng lĩnh
quân đội Sài Gòn. Đại ngang tàng nên hắn đã quên rằng mình từng gây hấn
với Nguyễn Cao Kỳ trên sàn nhảy (lúc này ông Kỳ trở thành tướng và giữ
chức vụ quan trọng trong ủy ban hành pháp trung ương). Đại lại từng
thẳng thừng từ chối lời mời cộng tác của tướng Nguyễn Ngọc Loan trong
việc giúp bình định các băng đảng giang hồ cát cứ nên việc Đại bị “buộc
phải chết” sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Trong đợt tổng động viên này, Hương và Đại đều có trong danh sách của
tướng Nguyễn Ngọc Loan nhưng do Chà Và Hương trước đây nổi tiếng với
chuyện đấu võ lôi đài nên đã được ông Toàn - trưởng ban Hàng Keo Gia
Định bảo lãnh đưa về làm tài xế kiêm bảo vệ. Hôm gửi giấy triệu tập Đại,
Loan đã lệnh cho đại úy Chi mang giấy gọi đến tận nhà. Khi đó Đại không
có mặt ở nhà mình trên đường Hồng Thập Tự (đường Nguyễn Thị Minh Khai
bay giờ) mà đang hút thuốc phiện ở chỗ một người quen. Nghe nói có công
sai tìm mình, Đại liền hỏi: ông Loan mời tôi hay triệu tập bắt? Rồi hắn
nói thêm: “Nếu bắt thì đưa còng số 8 vào đây, còn nếu mời thì 30 phút
nữa tôi sẽ có mặt tại Tổng nha cảnh sát”. Đại úy Chi chạy về Tổng nha
báo lại cho Loan biết và đúng 30 phút sau thì thấy xe của Đại chạy đến.
Không hiểu sao, khi đến cửa Tổng nha cảnh sát, hắn tháo van xì hơi hết
bốn bánh xe rồi rú ga chạy vào khiến bụi bay mịt mù, cao su cháy khét
lẹt. Tướng Loan ra đón Đại ngay tại cửa và lên tiếng hỏi: “Xe bị sao
vậy?”. Đại trả lời một cách đầy ẩn ý, hình như biết được đây là chuyến
đi cuối cùng của mình: “Xe tôi chạy niềng với vỏ không à, không có ruột
đâu”. Loan nghe vậy chỉ nhếch mép cười thâm hiểm. Khi bước chân lên tàu
đi ra trại ở Phú Quốc, Đại còn quay lại đấm thượng sĩ Giàu một quả vào
mặt khiến Giàu dập sống mũi máu me dàn dụa chỉ vì hắn nghe loáng thoáng
người này nói một câu gì đó không lọt tai.

Trong đợt tổng động viên du đãng năm 1966, ngoài Đại Cathay còn có
một số giang hồ cộm cán như Bảy Si (anh vợ Năm Cam sau này), Lâm Chín
Ngón, Hải Súng... Sau khi Đại bị bắt, vợ của hắn biết chồng đi lần này
không biết bao giờ trở lại nên đã treo giải 1 triệu đồng sau đó nâng lên
1,5 triệu nếu ai đưa được Đại về lại Sài Gòn. Món hời này đã được đại
tá Long - một sĩ quan thuộc lực lượng Hải quân chỉ huy tàu tuần lưu nhận
giúp đỡ.

Tuy nhiên sau đó không biết do có sự sắp đặt từ trước hay vô tình mà
giữa Đại và Bảy si đã xảy ra hiềm khích. Đúng vào đêm Đại và nhóm đàn em
tổ chức vượt ngục theo kế hoạch, đại tá Long đã cho tàu đợi sẵn bên
ngoài. Những tưởng kế hoạch rất hoàn hảo nhưng khi Đại và đàn em chui ra
khỏi hàng rào thì bất ngờ lính cảnh vệ ập đến, pháo hỏa châu bắn sáng
rực cả bầu trời. Thấy thế đại tá Long quay tàu đi, Đại Cathay đã thoát
ra ngoài nên đành phải cắm đầu chạy. Sẵn có một chiếc xuồng ba lá gần
đó, Đại và Hải Súng đã nhảy xuống giật nổ máy sang đảo Đông Dương - nay
là thị trấn Đông Dương. Sau đó người thì nói Đại mất tích, người thì nói
vượt biên và cũng có người cho rằng Đại đã bị bắn chết. Những giai
thoại về Đại Cathay - ông trùm của các ông trùm giang hồ chấm dứt.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:27 am

Sơn “đảo” tên thật là Vũ Đình Khánh vốn là một du đãng từ Hà Nội di
cư vào Sài Gòn từ trước những năm 1960. Ngay từ nhỏ hắn đã thể hiện sự
ngang tàng của mình qua các vụ đánh lộn và cướp bóc. Sau khi tướng “râu
kẽm” Nguyễn Cao Kỳ lên nắm giữ chức vụ lãnh đạo Ủy ban hành pháp trung
ương ngụy, ông ta đã chủ trương “bài trừ du đãng” và lập ra đội quân
“đặc quyền” chuyên hoạt động trong lĩnh vực này. Sơn bị bắt trong một
lần quỵt tiền taxi tại Q1 và bị đưa ra tòa xét xử tuyên án 5 năm tù tại
Côn Đảo.

Những tưởng bản án này “cải tạo” được Sơn nhưng không ngờ tại đây,
hắn đã trở thành “đại bàng”, gây dựng thanh thế trong giới tội phạm. Và
cũng giống như Đại Cathay, Sơn cũng được gắn tên vùng đất thành danh của
mình là Sơn “đảo” từ ngày đó. Sau khi về Sài Gòn, bằng những mánh khóe
học được trong tù Sơn đã len lỏi gia nhập vào sư đoàn Dù “quý tộc” của
ngụy quyền. Hắn tập thể hình khiến cho cơ thể phần trên rất bệ vệ, ngực
nở phồng to tướng khiến hai tay như không thể khép sát vào nách, tuy
nhiên hai chân thì bé tí tẹo. Khi về Sài Gòn, hắn mở sòng bạc tại Tân
Bình và nghiễm nhiên trở thành ông trùm trong giới đỏ đen. Sơn thường
xuyên sử dụng xe phân khối lớn và kè kè bên mình lúc nào cũng có trung
tá Đường của sư đoàn Dù.


Huyền thoại về Đại Cathay 1305857240-dai_lo_nguyen_hue_va_thieu_nu
Đại lộ Nguyễn Huệ và thiếu nữ Sài Gòn ngày xưa

Thời điểm bấy giờ, họ hàng quan chức của các tướng lĩnh Sài Gòn ra
sức cấu kết với các băng nhóm giang hồ để làm giàu. Chúng xây các tòa
nhà cho các băng đảng giang hồ thuê để mở vũ trường, sàn nhảy thoát y,
sòng bạc và kể cả việc buôn bán ma túy. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có
một người em vợ được giới giang hồ gọi là “cậu Mười”. Dựa hơi anh rể là
tổng thống, chị gái là “đệ nhất phu nhân” của Việt Nam Cộng hòa, cậu
Mười đã bất chấp pháp luật mở rộng giao du với đám giang hồ. Các “đại
ca” lúc bấy giờ được làm ăn với cậu cũng là vinh dự và an toàn bởi đã có
cái “dù” rất lớn che chở. Khoảng cuối năm 1973, cậu Mười xây dựng một
tòa nhà 5 tầng trên đường Trương Minh Ký để cho các đại ca giang hồ thuê
mở sòng bạc, vũ trường.

Vào một buổi sáng, Y “cà lết” tức là Phạm Bá Y - một tay giang hồ bị
thọt chân đi cà nhắc chuyên “thâm canh” ma túy tại khu vực sau Bệnh viện
Từ Dũ, chở trên xe hơi một cô gái tên Trang - vũ nữ của vũ trường
Barcaras (Trang là vợ giang hồ Lộc điên, lúc này Lộc đang thụ án tù vì
buôn ma túy) đến gặp cậu Mười để xin thuê một tầng lầu làm điểm kinh
doanh. Duy chỉ có lầu 3 còn trống nên cậu Mười đồng ý cho Y thuê lại
tầng này. Khi cả Y và Trang chuẩn bị ra về thì một chiếc xe phân khối
lớn lao đến, trên xe không ai khác đó là Sơn “đảo” và chở sau lưng là
thiếu tá Đường. Khi thấy Sơn, Trang liền vồ tới ôm vai gọi liên tiếp anh
Sơn (Trang cũng là bồ nhí của Sơn). Sơn vừa ôm Trang vừa gọi cậu Mười
xuống hỏi thuê phòng làm điểm kinh doanh sòng bạc.

Vốn không ưa gì Sơn nên cậu Mười nói chỉ còn lầu 3 trống nhưng em nói
muộn quá nên vừa cho thằng Y “cà lết” mướn rồi. Sơn đảo mắt xung quanh
thì thấy Y đang ngồi trong xe hơi, Sơn hỏi Trang: “Em đi với hắn à”,
Trang gật đầu. Sơn tiến tại phía cửa xe đánh Y hai tát vào mặt làm Y rơi
kiếng. Y ngước lên hỏi: “Tại sao anh đánh tôi”. Sơn tiếp tục hỏi “mày
biết tao là ai không?”, Y trả lời “biết”. Sơn tiếp tục: “Biết sao không
chào? Tao đánh mày vì tội biết mà không chào”. Y gằn giọng: “Chào hay
không là quyền của tao, nhưng mày nên nhớ cái tát này nhé”. Nói dứt lời,
Y gọi Trang rồi khoát tay chào mọi người, cả hai lên xe biến mất. Tưởng
rằng sự việc bình thường nhưng Y đã rắp tâm trả thù. Sau vụ việc hôm
đó, Y không thuê sòng bài nữa mà dẫn theo một số đàn em thân tín lên Đà
Lạt. Hắn yêu cầu chủ khách sạn cho mượn phòng ba tháng. Dù không ở nhưng
hắn vẫn trả tiền đủ và yêu cầu chủ khách sạn ghi tên lưu trú của hắn
tại đây suốt ba tháng trời. Sau đó Y âm thầm quay lại Sài Gòn tìm cách
giết Sơn trả thù.

Vào một ngày cuối tháng 1-1975, Y phát hiện Sơn cùng đám sĩ quan Dù
đang ăn chơi nhảy múa tại vũ trường Crystal trên đường Lê Lợi. Y “cà
lết” bố trí đàn em chở mình bằng xe máy với khẩu Colt 45 thủ trong
người. Hậu thuẫn phía sau cho hắn là chiếc xe hơi chở bọn đàn em thiện
chiến được trang bị hỏa lực mạnh, phòng xa nếu lính Dù ra tay can thiệp
thì phải có sự yểm trợ khi rút lui. Sau khi nắm rõ tình hình, Y thuê một
đứa trẻ đánh giày ngay trước cửa vũ trường với giá 10 đồng để xì hơi
bánh xe của Sơn đang để trước cửa, sau đó hắn trốn vào gốc cây bên đường
nơi có điểm vá xe phục sẵn. Trong ánh đèn leo lét trên đường Lê Lợi lúc
nửa đêm, Sơn “đảo” cùng thiếu tá Đường vãn cuộc loạng choạng ra về
nhưng phát hiện bánh bị hết hơi nên dắt sang điểm vá xe bên kia đường
kiểm tra.

Đúng như kế hoạch của Y, khi Sơn cúi xuống nhìn bánh xe thì ngay lập
tức từ phía sau hốc cây phát ra một tiếng quát: “Sơn đảo”. Sơn ngước
nhìn lên, bất ngờ một tiếng nổ đanh thép vang lên. Mùi thuốc súng khét
lẹt, viên đạn găm vào vai khiến Sơn ngã xuống. Y “cà lết” gằn giong:
“Mày có nhớ tao không Sơn?”. Sơn bị thương rất nặng nhưng vẫn nhận ra đó
là Y “cà lết”. Sơn thều thào: “không lẽ vì chuyện nhỏ vậy mà mày bắn
tao hả Y? Y “cà lết” lạnh lùng: “Tao đã nói trước với mày rồi, vì cái
tát đó nên mày phải chết”. Nói dứt lời, Y nã tiếp hai phát đạn vào bụng
Sơn rồi lên xe máy đàn em chờ sẵn rú ga bỏ chạy. Sự việc diễn ra quá
bất ngờ khiến thiếu tá Đường mặc dù có súng lăm lăm bên người nhưng
không dám rút ra mà bỏ chạy theo hướng khác. Sơn “đảo” được mọi người
đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã chết sau đó hai tiếng đồng hồ. Thời
điểm bấy giờ có giả thiết cho rằng nguyên nhân vụ án mạng trên là do Sơn
lấn lãnh địa vào Cây da Xà của Bảy Diệm nên bị trùm giang hồ này giết.
Về phần Y “cà lết” sau giải phóng đã bị kết án tử hình vì phạm tội cướp
của giết người trong nhiều vụ án khác. Trước khi ra pháp trường, Phạm Bá
Y cũng đã thừa nhận Sơn “đảo” do chính y bắn chết để trả thù cho cái
tát trước nhà cậu Mười trên đường Trương Minh Ký năm xưa.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
thien_hieu
Huyền thoại 10%
Huyền thoại 10%
thien_hieu


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 18/08/2011
Age : 41
Đến từ : Nam Định

Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitimeSat Oct 01, 2011 10:27 am

Cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975 đánh dấu
mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đất nước bước sang trang mới,
người dân miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng từ đây được hưởng cuộc
sống hòa bình, hạnh phúc. Theo chân các tướng lĩnh chế độ cũ, các băng
đảng giang hồ cũng tan rã. Tuy nhiên, sự mục ruỗng của bối cảnh xã hội
trước 1975 đã để lại hậu quả thật nặng nề mà phải mất một thời gian khá
dài chúng ta mới nhổ tận gốc rễ những tàn dư tội phạm đó.

Sự mất tích bí ẩn của Đại Cathay tại Phú Quốc đã đưa giới giang hồ
đất Sài thành vào hoàn cảnh “rắn không đầu”. Không có Trần Đại đồng
nghĩa với các băng nhóm giang hồ người Hoa khu vực chợ Lớn như Tín Mã
Nàm, Hải Phùng Kim bắt đầu tìm lại ảnh hưởng và chiếm lĩnh thị phần của
mình.

Nhưng do lòng tham, “con ngựa điên” đã dần dần bị thu phục trở thành
tay chân của một số tướng lĩnh ngụy quyền nên đã bị nhiều đàn em thân
tín bất mãn, tìm cách “làm ăn riêng” và sau đó trở thành đối thủ của
hắn. Sau ngày giải phóng, Tín Mã Nàm vẫn muốn “bành trướng” thế lực,
củng cố vị thế giang hồ số 1 trong giới người Hoa ở khu vực Q5 nhưng rồi
hắn đã bị lực lượng CSHS CATPHCM triệt phá sau khi gây án tại Cây Da
Sà. Nói về chế độ cũ, với bản chất mục ruỗng và thối nát, các tướng lĩnh
ngụy quyền lúc bấy giờ xem mạng người như cỏ rác. Cà Na, du côn Tân
Định một thời, sau này thành võ sĩ Huỳnh Sơn do đánh đấm quậy phá nên
cũng bị tập trung về trại tế bần ở cầu chữ Y, Q8. Trong một lần định
trốn chạy, hắn đã bị bắn, mang theo vết thương nhảy qua khỏi tường rào.
Do mất nhiều máu nên Cà Na chết dưới ao bèo sau trại tế bần. Đám quản lý
trại cứ ngỡ rằng mặc dù bị trúng đạn nhưng hắn đã chạy thoát nên không
tìm kiếm. Ba ngày sau, một người đàn ông đi vớt bèo phát hiện thi thể Cà
Na với vết thương giữa ngực.

Y “cà lết” sau vụ trả thù tình với Sơn “đảo” khiến tiếng tăm vang xa
nhưng cũng bị tử hình vì tội cướp của giết người... Sau giải phóng, hầu
hết các băng nhóm giang hồ lần lượt tan rã. Riêng Chà Và Hương, nỗi đau
không phải là thiếu tiền, mất cơ hội làm ăn mà chính là thất lạc vợ.
Hương buồn bã, sống ẩn dật tại Q3 rồi sau đó về ở với mẹ già ở Hóc Môn
hành nghề dạy võ. Sau khi mẹ mất, Hương chuyển đến Củ Chi hành nghề bốc
thuốc, châm cứu và được mời làm cố vấn võ thuật cho Liên đoàn võ thuật
cổ truyền TPHCM.

Gặp chúng tôi vào những ngày đầu năm 2011, tuy đã ngoài tuổi “thất
thập cổ lai hy” nhưng ông vẫn có sự quắc thước, nhanh nhẹn của một người
suốt đời theo nghề võ. Kể về chuyện đời của mình, lão võ sư này cho
biết sau năm 1975, người dân Sài Gòn lần đầu tiên được tận hưởng cuộc
sống ổn định về chính trị, an toàn về tính mạng bởi các băng nhóm giang
hồ phần nhiều đã tan rã. Sống mà không sợ phải trốn lính, tù đày, thanh
toán lẫn nhau. Một số đại ca giang hồ góp phần tạo nên bầu không khí
ngột ngạt thời đó như: Hải Phụng Kim chết sau cải tạo do bệnh áp huyết
cao, Ba Thế thì mất tích sau ngày giải phóng, Ngô Văn Cái sa cơ thất thế
sống tạm bợ lề đường rồi sau đó cũng chết. Minh “cầu muối” chết năm
1999... Còn những đám “giang hồ nửa mùa” thì lợi dụng đao mác để bám gót
tướng lĩnh như Bình “đen”, Bình “nhái”.

Bình “nhái” là cận vệ của Hoàng Đức Nhã - cháu họ của Nguyễn Văn
Thiệu. Lợi dụng người thân làm tổng thống, Nhã chẳng khác gì một “cò
chính trị”, hắn đã có lần đứng trước thượng viện chửi bới um sùm mà
chẳng ai dám lên tiếng. Biết sẽ thất bại, Nhã theo gót chủ bỏ chạy sang
Mỹ, trước khi đi, Hoàng Đức Nhã không những mang theo Bình “nhái” còn
kéo theo một đối tượng tên Nghĩa - chủ một nhà máy sản xuất kem đánh
răng ở Q. Bình Thạnh để “lợi dụng kinh tài trụ lại đất khách quê người”.

Còn đối với Chà Và Hương, sau khi lấy vợ, bà Tôn Nữ Thị Yên còn quá
trẻ nên không chịu sinh con. Bà nhận một đứa trẻ lai gốc Mỹ làm con nuôi
và về sống bên nhà bố me, còn Hương bôn ba với cuộc sống giang hồ ở Sài
Gòn. Trước năm 1975, tình hình xã hội hỗn độn phức tạp nên một thời
gian sau thì hai người thất lạc nhau. Sự thất lạc này một phần cũng do
những người thân trong gia đình bà Yên tạo nên khi lên kế hoạch để bà
sang Mỹ nhằm tách bà với người chồng giang hồ cộm cán này.

Sau giải phóng, Hương lặn lội nhiều lần về quê tìm vợ nhưng chỉ nhận
được câu trả lời “vợ mày đi Mỹ mấy năm nay và mất tin tức không thể liên
lạc được”. Bên cạnh đó họ lại thông báo cho bà Yên biết Chà Và Hương đã
bị chết trong cơn loạn lạc. Buồn bã vì mất vợ, Hương sống lang thang,
nhận dạy võ cho một số “cậu ấm, cô chiêu” để kiếm sống qua ngày. Hơn 30
năm sau, cũng thật tình cờ trong một lần trị bệnh cho con trai một
người em bên nhà vợ, Hương để lại địa chỉ của mình và may mắn người này
đã tiết lộ thông tin về việc Hương còn sống cho bà Yên biết. Vậy là
cuộc trùng phùng diễn ra đầu năm 2005, bà Yên từ Mỹ về Việt Nam để tìm
lại chồng. Hai người gặp lại nhau vui mừng khôn xiết. Khúc “đoạn trường”
hơn 30 năm thất lạc đã khiến ông già 70 tuổi khóc như đứa trẻ.

Kể từ đó đến nay, cứ mỗi năm họ lại đoàn tụ hai tháng bởi bà Yên bây
giờ đang làm công việc buôn bán ở bang Kentucky - Mỹ. Ông Hương tâm sự:
“Cuộc sống bây giờ thật hạnh phúc, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ có
được ngày hôm nay. Ngày xưa là giang hồ đâm chém nay sống mai chết không
ai lường trước được, thậm chí những ngày cuối đời phải chết trên vỉa
hè, lề đường thật xót xa. Có thể nói, giang hồ ngày đó dựa vào bản chất
chế độ để sống nên khi chế độ tan rã thì vấn đề diệt vong cũng là hệ quả
tất yếu. Sống trong thời đại hòa bình hiện nay mới cảm nhận được hết
giá trị của con người”.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Huyền thoại về Đại Cathay Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền thoại về Đại Cathay   Huyền thoại về Đại Cathay Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Huyền thoại về Đại Cathay
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trần Mạnh Hiếu :: Tổng hợp :: Truyện ma và hơn nữa-
Chuyển đến